Có nên đi bơi khi đang có vết thương hở?

Nếu vết thương tương đối nhỏ (ví dụ như vết cắt bị gây ra do dao rọc giấy), thì bạn không cần phải lo lắng thái quá. Hầu hết mọi người đều không gặp rắc rối gì với chuyện đó.

Ve thuong ho boi washproof 1 1

Vậy có nên đi bơi khi đang có vết thương hở?

Nếu vết thương chỉ là vết cắt nhỏ sơ sơ thì việc đi bơi không thành vấn đề. Tuy nhiên nếu vết thương hở tương đối lớn, tốt nhất là đợi chỗ hở đó liền da rồi hãy đi bơi. Đối với các vết thương hở lớn như vậy, hãy nhớ hạn chế bơi ở sông hồ nhé (vì nơi đây rất nhiều vi khuẩn độc hại nơi đây).

Theo Elizabeth Wang, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland St. Joseph: “Đứng về phương diện nhiễm trùng da và mô mềm, khi bơi trong hồ nước với vết thương nhỏ thì bạn an toàn”.

“Clo có trong hồ bơi thường tiêu diệt được rất nhiều vi khuẩn trong nước. Nếu hồ bơi được khử trùng đúng cách, và nếu chỉ là một vết trầy xước nhẹ (chứ không phải là một vết thương hở cỡ lớn) thì tôi nghĩ bạn sẽ chẳng bị làm sao đâu”.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, Wang khuyên không nên đi bơi nếu vết thương hở quá lớn hoặc vết thương mới vừa được khâu lại. Đặc biệt là không nên bơi ngoài sông hồ với vết thương kiểu như vậy. Các vùng nước mở (như sông, hồ) là nơi sinh sống của nhiều chủng vi khuẩn tự nhiên (và nhiều trong số chúng là có hại). Ví dụ, vi khuẩn Vibrio Vulnificus có thể dẫn đến viêm cân mạc hoại tử và nhiễm trùng huyết nặng, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát, bệnh gan hoặc bệnh suy giảm miễn dịch.

Với vết cắt lớn, bạn nên để lành hẳn rồi hãy đi bơi. 

John Anderson, chuyên gia nội khoa của Bệnh viện Northwestern Medicine McHenry cho biết:

“Để bảo vệ bản thân và những người khác, khi bạn có một vết thương lớn, bạn nên đợi nó đóng vảy (lên mài) rồi hãy đi bơi. Nếu vết thương có mủ, bạn không nên để vết thương của mình gần người khác”.

John Anderson screenshot 1597740114

Hãy cẩn thận nếu bạn nhận thấy da phát ban, đặc biệt là xuất hiện dấu hiệu viêm mô tế bào, một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra. Ông Anderson chia sẻ thêm:

“Da là hàng phòng ngự đầu tiên của cơ thể để chống vi trùng xâm nhập. Khi da bị phát ban dẫn tới rất dễ bị trầy xước. Nếu bạn chỉ bị dị ứng nhẹ hoặc nổi mẩn ngứa, tôi nghĩ bạn sẽ ổn thôi. Bạn chỉ cần lưu ý rửa sạch cơ thể trước khi ra khỏi hồ là được”.

Tiêu chảy – mối nguy hiểm tại hồ bơi

Wang nói:

“Bơi trong hồ cũng có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy khá cao. CDC (Mỹ) đã báo cáo nhiều đợt bùng phát bệnh Cryptosporidiosis mắc phải từ các hồ bơi và công viên nước công cộng. Bệnh gây ra bởi loại ký sinh trùng Cryptosporidiosis. Ký sinh trùng này cũng có khả năng kháng clo rất cao. Một nguyên nhân khác gây tiêu chảy là người bơi nuốt phải nước có chứa phân của người khác trong cùng hồ”.

swim shit

Và nếu bạn có ý định sau khi bơi sẽ ngâm mình trong bồn nước nóng, hãy lưu ý quan sát xem bồn tắm nước nóng đó có được kiểm tra nồng độ clo thường xuyên không nhé. Tần suất kiểm tra lý tưởng nhất là hai lần mỗi ngày. Nếu bồn tắm nước nóng không được làm vệ sinh bằng clo đúng cách, một loại vi khuẩn thường được gọi nhầm là “vi rút bồn tắm nước nóng – hot tub virus” có thể sinh sôi nhanh chóng, là nguyên nhân gây ra chứng viêm nang lông, triệu chứng giống như phát ban đỏ và nổi mụn trên da. Và nếu bạn mong muốn được ngâm mình trong bồn nước nóng sau khi bơi căng thẳng, chỉ cần thận trọng rằng mức độ clo của bồn tắm nước nóng được kiểm tra thường xuyên — lý tưởng là ít nhất hai lần một ngày, Wang nói. Trong bồn tắm nước nóng không được làm sạch và khử trùng bằng clo đúng cách, một loại vi khuẩn nhất định thường được đặt tên nhầm là “vi rút bồn tắm nước nóng” có thể sinh sôi, dẫn đến viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng, một bệnh nhiễm trùng các nang lông trông giống như phát ban đỏ và nổi mụn. Anderson chia sẻ:

“Nếu bạn nhận thấy bồn tắm nước nóng trông có vẻ không được sạch sẽ hoặc được làm vệ sinh kỹ lưỡng, hãy tránh xa vì sự an toàn của chính bạn”.

Lối sống khỏe mạnh

Nhằm hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương, Anderson và Wang khuyên nên có một chế độ dinh dưỡng thật đủ chất, không hút thuốc (vì dễ gây chứng co thắt mạch máu). Rửa vết thương bằng nước với xà phòng để giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Những phương pháp đơn giản bên trên giúp làm giảm các rủi ro xảy đến với vết thương của người đi bơi. Mặc dù biết môi trường nước là nơi ẩn náu của nhiều chủng loài vi khuẩn, bản thân Wang cũng không ngại hoạt động bơi lội. Wang đã tham gia hai cuộc thi ba môn phối hợp (triathlons). Cô đã bơi ở một hồ nước ngọt. Ngoài ra cô còn bơi ở Vịnh Chesapeake và tại Công viên Gunpowder Falls, tiểu Bang Maryland. Cô nói,

“Tôi vẫn còn sống ở đây để kể về điều đó. Do đó, tất cả mọi thứ tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà bạn có chấp nhận được hay không mà thôi.”

Nguồn dịch:

Is It OK to Swim With an Open Wound? | U.S. Masters Swimming

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *